Tìm hiểu về tụt lợi và cách điều trị, cách phòng ngừa

Chúng ta đều có nỗi lo về tụt lợi, điều này khiến cho sức khỏe răng miệng của người bệnh có những ảnh hưởng về mặt ngoại hình, tự tin khi giao tiếp, lại khiến răng lung lay, bị rụng, khi vệ sinh răng miệng, ăn uống, cũng gặp nhiều khó khăn hơn cả. Nếu tìm hiểu nguyên nhân, bạn sẽ thấy vô số những thói quen xấu mà mình dễ phạm phải trong sinh hoạt khi không chú ý. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu để ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu về tụt lợi và cách điều trị, cách phòng ngừa nó. Hãy cùng Nha khoa Oze đi giải đáp vấn đề này nhé!


Tìm hiểu về tụt lợi và cách điều trị, cách phòng ngừa

Tìm hiểu về tụt lợi và cách điều trị, cách phòng ngừa

I. Tụt lợi và cách điều trị 

Tụt lợi và cách điều trị là vấn đề quan trọng nhất mà mọi người đều muốn tìm hiểu và giải quyết, cùng chúng tôi điểm xem đó là gì nhé!

1. Răng tụt lợi nhẹ, không bị ê buốt

Trường hợp tụt lợi mới xảy ra giai đoạn đầu, không ê buốt thì nha sĩ sẽ tiến hành phương pháp làm sạch vùng nướu xung quanh chân răng, đây là vị trí nướu bám vào răng, đảm bảo sự gắn kết. Tiếp theo đó, mảng bám và cao răng cũng được lấy khỏi bề mặt răng, trả lại vẻ sạch sẽ, nhẵn bóng cho răng. Sau đó, nha sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng sinh theo liều, giúp hiệu quả chữa trị mang lại nhanh hơn, đẩy nhanh tiến trình mà vẫn an toàn.

Đọc thêm: Tụt lợi và những biến chứng nguy hiểm không ai ngờ tới

Những cách điều trị hiệu quả khi mắc phải bệnh lý tụt lợi

 

p>Chảy máu khi đánh răng – Nguyên nhân và hậu quả là gì?

2. Tụt lợi nặng kèm theo những các biểu hiện khác

  • Loại bỏ các túi nha giả hoặc giảm kích thước túi nha: Đối với cách điều trị tụt lợi này, bạn còn có thể gặp dưới tên gọi khác là nạo túi nha chu. Nha sĩ loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi túi, làm sạch nó, sau đó khâu mô lợi trở lại vị trí gốc răng, sau cùng, loại bỏ các túi nha chu giả, tạm thời hoặc làm giảm kích thước của chúng lại.

Bác sĩ phải loại bỏ túi nha giả hoặc làm giảm kích thước túi nha

Bác sĩ phải loại bỏ túi nha giả hoặc làm giảm kích thước túi nha

  • Ghép xương: Khi các mô nâng đỡ xương đã dần bị phá hủy, nha sĩ sẽ phải tiến hành phương pháp tái tạo xương và mô đã mất bằng việc ghép xương. Sau khi nghiên cứu kết quả kiểm tra sức khỏe, nha sĩ sẽ lựa chọn vật liệu ghép tương thích với cơ thể người bệnh mà không gây ra những hậu quả và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hiệu quả đạt được phải lâu dài.
  • Ghép mô lợi: Ghép mô lợi giúp cho phục hình lại được hình dạng của lợi, phục hồi hư hại, ngăn chặn việc tụt lợi diễn ra.

II. Tụt lợi và cách phòng ngừa

1. Chăm sóc răng miệng kĩ càng

  • Chăm chỉ vệ sinh răng miệng, đánh răng 2 lần/ ngày kèm theo sử dụng chỉ nha khoa
  • Dùng bàn chải lông mềm được gợi ý bởi các bác sĩ
  • Sau cùng, có thể sử dụng nước súc miệng, loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại. 
  • Có thể tham khảo cách đánh răng phù hợp với tình trạng răng của mình do bác sĩ chỉ định

Tìm hiểu cách đánh răng phù hợp với tình trạng của mình

Tìm hiểu cách đánh răng phù hợp với tình trạng của mình

2. Bỏ các thói quen xấu

  • Hạn chế hoặc chấm dứt hẳn việc hút thuốc lá
  • Không siết răng, nghiến răng, đặc biệt là lúc ngủ
  • Giảm việc ăn uống các loại đồ ăn thức uống không tốt, có vị ngọt, chua, quá lạnh hay quá nóng,…

3. Khám răng định kì

Tụt lợi và cách điều trị không còn là nỗi lo nếu bạn có kiến thức đầy đủ về vấn đề này, thực hiện khám răng định kì khoảng 6 tháng 1 lần, đảm bảo cập nhật tình trạng răng, chữa trị chúng kịp thời. Người bệnh còn được tư vấn miễn phí cách vệ sinh răng miệng đúng và khắc phục thói quen xấu.

Người bệnh được tư vấn miễn phí về tụt lợi và cách điều trị

Người bệnh được tư vấn miễn phí về tụt lợi và cách điều trị

Quả nhiên, tụt lợi và cách điều trị luôn là từ khóa được các bạn quan tâm hơn cả, khi ở trong trường hợp này, những vấn đề cần phải giải quyết là nhiều hơn cả. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc phần nào tìm được cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý này!

Rate this post