Những cách điều trị hiệu quả khi mắc phải bệnh lý tụt lợi

Mặc dù đánh răng rất siêng năng, đều đặn và mạnh mẽ, nhiều người vẫn bị mắc phải bệnh lý răng miệng như tụt lợi. Vấn đề vệ sinh răng miệng là đóng một vai trò thiết yếu, là chìa khóa của mọi việc, bệnh tụt lợi cũng vậy, có được cách vệ sinh răng miệng đúng là bạn đã 1 bước đẩy lùi bệnh tụt lợi. Khi căn bệnh đã trở nên khá trầm trọng thì bạn cần tìm hiểu kỹ càng hơn nữa về điều trị tụt lợi, những kĩ thuật, phương pháp điều trị tụt lợi hiệu quả. Hôm nay, hãy cùng Nha khoa Oze tìm hiểu về những điều này, giúp bạn giải quyết vấn đề tụt lợi nhé!


Những cách điều trị hiệu quả khi mắc phải bệnh lý tụt lợiimg alt=”” src=”https://ssl.latcdn.com/img/BkTo0w1x8-nhung-cach-dieu-tri-hieu-qua-khi-mac-phai-benh-ly-tut-loi.png” />

Những cách điều trị hiệu quả khi mắc phải bệnh lý tụt lợi

I. Vệ sinh răng miệng phòng ngừa tụt lợi

Điều đầu tiên cần tuân thủ để phòng ngừa tụt lợi chính là vệ sinh răng miệng đầy đủ đúng cách:

  • Sau khi khi ăn 15 phút, tiến hành chải răng sạch sẽ, loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa cứng đầu. Tối thiểu phải chải răng 1 ngày 2 lần, sau bữa ăn sáng và ăn tối.
  • Mỗi lần chải răng thời gian thường kéo dài từ 3 – 5 phút, sử dụng bàn chải có độ cứng vừa phải, mềm mượt không bị xước lợi. 
  • Dù như thế nào cũng cần chải răng dọc theo hướng răng chứ không nên chải ngang
  • Sau khi chải nhớ súc miệng lại bằng dung dịch sát khuẩn, giúp giảm lượng vi khuẩn có sót lại trong miệng và các kẽ răng khó thấy. 
  • Vụn thức ăn còn sót lại thì cần sử dụng chỉ nha khoa để lấy chúng ra

Sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi vụn thức ăn còn sót lại

Sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi vụn thức ăn còn sót lại

  • Phải thường xuyên lấy cao răng và khám răng miệng đều đặn 6 tháng 1 lần, có thể giúp bạn phát hiện sớm các căn bệnh như: sâu răng, viêm lợi, các bệnh tủy răng,…
  • Nếu không may xảy ra tình trạng mất răng nào đó thì nhanh chóng thực hiện trồng răng giả thay thế, tránh tình trạng xô lệch răng.

II. Điều trị hiệu quả khi tụt lợi

1. Những kĩ thuật y tế nào được sử dụng khi tụt lợi

Đầu tiên nha sĩ sẽ chẩn đoán tụt lợi và các hình thức của viêm nha chu. Xét nghiệm thể chất và xét nghiệm thăm dò cũng có thể sử dụng để đo nha chu. Quy trình này đều rất nhanh và không hề gây đau đớn. Kích thước bình thường của túi nha dao động trong khoảng từ 1 – 3mm, dù cho vì bất cứ lí do gì mà tụt lợi xảy ra thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu.

Tụt lợi đảm bảo nhất là khi đưa đến gặp các bác sĩ nha khoa, họ sẽ đưa ra lộ trình và phương pháp điều trị cụ thể, thích hợp nhất cho tình trạng răng của bạn.

Đọc thêm: 3 cách chăm sóc răng miệng đúng cách khi bị tụt lợi

Chảy máu khi đánh răng – Nguyên nhân và hậu quả là gì?

4 Điều cần biết về răng sứ titan

2. Những phương pháp điều trị tụt lợi

Quy trình thường được sử dụng để điều trị tụt lợi:

  • Giảm độ sâu túi nha: Thực hiện quy trình này, bác sĩ tiến hành gấp, bọc lại các mô ảnh hưởng, loại bỏ các vi khuẩn gây hại từ vị trí túi nha, tiến hành vặn chặt các mô nướu trên chân răng, từ đó có thể loại bỏ các túi hoặc làm giảm kích thước của chúng.
  • Tái tạo răng: Với trường hợp xương răng, chân răng của bạn đã bị phá hủy, bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng những thủ thuật dùng để tái tạo xương. Khá giống với quy trình giảm độ sâu túi nha, việc tái tạo răng cũng phải gấp, bọc lại các mô nướu, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Mô vật liệu tái tạo như tấm màng, mô ghép hoặc protein được đặt ở vị trí ảnh hưởng sẽ giúp tái tạo lại răng một cách tự nhiên. Sau khi tái tạo, mô nướu sẽ hoàn toàn cố định ở vị trí. 

    Sau khi tái tạo, mô nướu sẽ ở vị trí đúng

Sau khi tái tạo, mô nướu sẽ ở vị trí đúng

Nếu nói không cần lo lắng về tụt lợi là sai, nhưng chỉ cần trang bị cho mình một lượng kiến thức vừa đủ thế này về tụt lợi là bạn có thể tự tin hơn khi gặp tình huống này rồi đấy. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị về tụt lợi!

Rate this post